Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ấn Độ - Nhật Bản: Một liên minh đang được xây dựng?
Vào ngày 26 tháng 1, Ấn Độ sẽ kỷ niệm 64 năm nền cộng hòa của mình và vị khách quan trọng trong lễ hội của nền cộng hòa này sẽ là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đó là một vinh dự mà không một lãnh đạo nào của Nhật Bản nhận được trong suốt bốn thập kỷ qua.

 



 


Ấn Độ có mục đích rõ ràng khi củng cố mối quan hệ này trong khi Nhật Bản đang nỗ lực để phá vỡ các luật lệ chặt chẽ do bản hiến pháp hòa bình đặt ra. Đây là điều đang nhận được sự quan tâm lớn ở cả Nam và Bắc Triều Tiên, Trung Quốc hay các nước khác ở Châu Á.

 

Đó là bởi vì với Ấn Độ, một Nhật Bản với sức mạnh quân sự lớn mạnh hơn không phải là một điều đáng sợ mà ngược lại nó rất đáng được hoan nghênh. Lý do thái độ trên đang ngày càng bao trùm New Delhi có thể tóm gọn trong hai từ : Trung Quốc.

Đối với Nhật Bản, đặc biệt là trong và sau nhiệm kỳ Thủ tướng trước của ông Abe (2006 – 2007) đã xem Ấn Độ - đất nước với 1,3 tỉ dân, nền kinh tế thứ 3 Châu Á và sức mạnh quân sự đáng kể ngày càng tăng – là một đối tác tự nhiên, tin cậy trước những lo lắng mà Tokyo gặp phải từ những gì họ coi là ngày càng mạnh mẽ, quyết đoán và đe dọa từ phía Trung Quốc.

 

Có những điểm phù hợp tự nhiên giữa hai đối tác giả định: năng lực công nghệ và kinh tế của Nhật Bản có thể bù đắp cho Ấn Độ và một bản song ca Tokyo – New Delhi sẽ kéo dài sức mạnh của Trung Quốc trên hai mặt trận cách xa nhau (và nhiều hơn nữa nếu quan hệ đối tác có thể bổ xung bởi Mỹ, Úc, Việt Nam hay Indonexia, một liên minh mà Nhật Bản hằng trông đợi) trong khi đóng vai trò là một đối trọng với hệ thống quyền lực của Trung Quốc.

 

Cũng như Nhật Bản, Ấn Độ là một nền dân chủ, đây là một thực tế thuận lợi cho sự hợp tác giữa New Delhi và Tokyo đồng thời nó cũng khá dễ dàng để xây dựng lòng tin, có được sự ủng hộ công khai từ phía xã hội mỗi nước. Trái ngược với quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn Độ không hề bị những bóng ma của tranh chấp và xung đột làm ảnh hưởng. Như một phần trong chính sách hướng đông của mình, Ấn Độ đang tìm kiếm các liên minh và mục tiêu của nó là đảm bảo Bắc Kinh không thể phát huy hết mọi ưu điểm của mình trong tranh chấp với Ấn Độ. Cụ thể 4.200 km biên giới Trung - Ấn vẫn còn tranh chấp và là một điểm nóng, gần đây nhất là vụ việc quân đội Trung Quốc xâm nhập vào khu vực Ấn Độ kiểm soát tại Ladakh.

Tuy đã có sự đột biến thương mại Trung - Ấn từ 250 triệu đô la năm 1990 lên đến 67 tỉ đô năm 2012 nhưng thất bại nhục nhã mà Ấn Độ nhận được từ bàn tay Trung Quốc năm 1962 đã để lại một dấu vết lâu dài. Các thành viên an ninh quốc gia ở New Delhi vẫn coi Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài và chính Trung Quốc đã đẩy quan hệ Mỹ - Ấn lên một nấc thang mới.

 

Cũng như Ấn Độ, Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang là tâm điểm gây mất an ninh khu vực Đông Bắc Á khi ngày càng nhiều tàu cá, tàu hải quân hay máy bay Trung Quốc đến đây với mục đích khiêu khích. Vụ va chạm năm 2010 tại đây giữa lực lượng phòng vệ Nhậ Bản với tàu các Trung Quốc đã làm giấy lên những cuộc bạo loạn điên cuồng chống Nhật và hàng hóa Nhật ở Trung Quốc cùng với nó là chủ nghĩa dân tộc được mở rộng của chào đón ở cả hai nước. Gần đây, Trung Quốc đơn phương xác định một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao gồm cả quần đảo Senkaku đã đẩy an ninh khu vực xuống dốc nhanh chóng.

 

Sự tương đồng đã kéo Tokyo – New Delhi lại gần nhau và được coi như một sự bắt đầu hoàn hảo kể từ sau chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo hai bên (trừ Nhật hoàng Akihito) trong các chuyến thăm lẫn nhau đều kín đáo nhắc đến một Trung Quốc đang trỗi dậy. Ví dụ như Bộ trưởng Quốc phòng Onodera đã nói về sự “khiêu khích của Trung Quốc” và thêm rằng sự hợp tác giữa Ấn Độ và Nhật Bản có thể khuyến khích Trung Quốc sử lý các tranh chấp thông qua đối thoại.

 

Thủ tướng Manmohan Singh thì tránh đề cập trực tiếp tới Trung Quốc vào chuyến thăm Nhật năm 2013 nhưng đã khẳng định Nhật Bản như là một đối tác tự nhiên cho việc tìm kiếm hòa bình và an ninh ở châu Á bằng dòng chảy giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đương nhiên các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh sẽ ngay lập tức nhận ra Thủ tướng Singh đang nối tiếp phát biểu của ông Abe trong chuyến công du New Delhi năm 2007, trong đó ông đã đề cập quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản là quan hệ chiến lược với nhau bằng “sự hợp lưu giữa hai dòng chảy”.

 

Trong lĩnh vực quân sự, hai nước đang có những cuộc tập trận chung thường xuyên hơn ở phía bắc Thái Bình Dương hay trong vịnh Bengan. Ấn Độ cũng đang xem xét để Nhật Bản có thể tham gia các cuộc tập trận Malabar giữa Ấn Độ và Mỹ. Bên cạnh đó, các cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước cũng được tiến hành và một cuộc đối thoại 2 + 2 giữa các vị Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao đã được diễn ra bắt đầu từ năm 2010.

 

Không thể phủ nhận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thiết lập những chuyển động liên kết chiến lược ở châu Á mà sự hội tụ giữa Ấn Độ và Nhật Bản là một điển hình (những đối tác khác bao gồm quan hệ giữa Ấn Độ với Mỹ, Úc, Indonexia, Việt Nam đặc biệt là giữa Mỹ và kẻ thù xưa: Việt Nam). Nhưng vẫn còn thiếu một mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa Ấn Độ với Nhật Bản để làm nguồn lực thúc đẩy mối quan hệ chiến lược phát triển. Hiện nay, Nhật Bản đang là nước đầu tư lớn nhất vào Ấn Độ, các công tỉ Nhật đang hoạt động tại 1.422 địa điểm trên khắp Ấn Độ (gấp hai lần năm 2008).

 

Tuy nhiên các luồng hàng hóa, sinh viên, khách du lịch và đầu tư giữa Nhật Bản và Ấn Độ còn kém xa giữa Nhật Bản và Trung Quốc (chưa nói tới giữa Nhật Bản và Mỹ). Thương mại giữa Nhật Bản và Ấn Độ năm 2012 là 18 tỉ đô la, rất ít so với con số 67 tỉ đôla giữa Ấn Độ và Trung Quốc (mặc dù Ấn Độ phải chịu thâm hụt thương mại dai dẳng và ngày càng tăng)

 

Cả New Delhi và Tokyo đều thấy khá công bằng khi tiến hành xây dựng mối quan hệ chiến lược với nhau. Nhưng không phải là không có những cản trở, đó là vấn đề kinh tế, hiến pháp hòa bình của Nhật. Và khó khăn lớn nhất đó là chắc chắn quá trình xây dựng quan hệ này sẽ nhận được cái nhìn đầy chú ý từ Bắc Kinh.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc tận lực lấy lòng Nga (24-01-2014)
    Báo Nga: Trung Quốc chớ nên "già néo đứt dây" (24-01-2014)
    Mỹ và Iran có thể ‘kết bạn’ (23-01-2014)
    Người biểu tình treo thưởng để bắt Thủ tướng Yingluck và sếp cảnh sát Thái Lan (23-01-2014)
    Nga, Mỹ tranh giành nhau Bắc Cực - Ai thắng? (23-01-2014)
    Nga khẳng định không can thiệp vào cuộc biểu tình ở Ukraine (23-01-2014)
    Ẩn ý của ông Tập Cận Bình đến Nga dự khai mạc Thế vận hội (23-01-2014)
    "Thế giới cần dũng cảm đương đầu với TQ không sẽ phải gánh hậu quả" (23-01-2014)
    Mỹ bất ngờ lên tiếng về Thái Lan (22-01-2014)
    Nga lén theo dõi hàng trăm công ty phương Tây và châu Á? (22-01-2014)
    Ai là kẻ chủ mưu trong vụ mưu sát V.I Lênin năm 1918? (22-01-2014)
    Tướng Lê Văn Cương: Hành động của Sam Rainsy là vô liêm sỉ! (22-01-2014)
    Báo Nga: Mỹ đánh bại Trung Quốc trong một giờ nếu chiến tranh hạt nhân (22-01-2014)
    Trung Đông - Bắc Phi năm 2014: Những mảng mầu sáng tối (21-01-2014)
    Đối phó Trung Quốc nhiều thách thức hơn đối đầu Xô-Mỹ? (21-01-2014)
    Canh bạc Iran của Obama (21-01-2014)
    Cội nguồn biểu tình chống chính phủ Thái Lan (21-01-2014)
    Ôn Gia Bảo là "mục tiêu đả hổ" tiếp theo sau Chu Vĩnh Khang? (21-01-2014)
    Tranh cãi chuyện Iran được mời dự hội nghị Geneva II (21-01-2014)
    3 tướng Nhật tuyên bố chiến hạm Trung Quốc chỉ làm “bia ngắm bắn” (20-01-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153133162.